Cảnh báo nguy hiểm với hiện tượng tiểu ra máu ở nữ
Tiểu ra máu ở nữ là một triệu chứng không nên xem nhẹ, vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ra máu ở nữ có thể rất đa dạng và có thể đi kèm theo nhiều triệu chứng khác. Mời quý độc giả xem bài viết dưới đây để hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng đi kèm, để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho phụ nữ.
Khái niệm tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu là hiện tượng khi có máu (tế bào hồng cầu) xuất hiện trong nước tiểu. Máu có thể xuất hiện dưới dạng những vệt nhỏ hoặc làm cho toàn bộ nước tiểu có màu hồng, đỏ, hoặc nâu sẫm. Đi tiểu ra máu có 2 dạng:
-- Tiểu ra máu đại thể: Nghĩa là lượng máu trong nước tiểu khá nhiều hòa quyện làm thay đổi màu sắc nước tiểu hoặc dạng tia sợi trong nước tiểu nên chị em dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ mà nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm, màu hồng hoặc máu cục, lắng cặn.
-- Tiểu ra máu vi thể: Nước tiểu chứa lượng hồng cầu nhất định nhưng không đủ để thể hiện sự hiện diện của mình nên bằng mắt thường sẽ không nhìn thấy sự khác biệt so với nước tiểu bình thường. Nhưng khi xét nghiệm nước tiểu thì có tới trên 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu.
Cho dù đi tiểu ra máu ở nữ thuộc loại tiểu máu nào, bạn đều cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị (nếu cần). Ngoài ra, bác sĩ cần thăm khám để xác định hoặc loại trừ trường hợp ung thư gây tiểu máu.
Cảnh giác với những bệnh lý gây tiểu ra máu
Tình trạng đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo đến bạn về một vấn đề sức khỏe liên quan đường tiết niệu hoặc các bệnh phụ khoa, cụ thể như sau:
➜ Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đi tiểu ra máu thường xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi đó, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gia tăng số lượng trong bàng quang, có thể gây xuất huyết khiến nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu.
Đồng thời, khi bị nhiễm trùng niệu, bạn có thể có cảm giác muốn đi tiểu mạnh và kéo dài trong một thời gian kèm theo tình trạng đau và rát. Cùng với đó, nước tiểu của bạn cũng có thể có mùi rất nặng.
➜ Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận)
Nhiễm trùng thận có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào thận theo đường máu, thông qua một cặp ống nối thận với bàng quang, được gọi là niệu quản.
Nhiễm trùng thận có thể gây ra triệu chứng tiểu ra máu điển hình kèm theo các triệu chứng viêm khác như sốt và đau lưng, đau bên hông hoặc háng, buồn nôn, nôn, tiểu rắt,...
➜ Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
Sỏi tiết niệu, phổ biến là sỏi bàng quang và sỏi thận, được hình thành từ các khoáng chất tồn tại trong nước tiểu cô đặc và kết tinh trên thành thận hoặc bàng quang.
Một trong những triệu chứng của sỏi tiết niệu là tiểu ra máu vì khối sỏi có thể ma sát với niêm mạc tiết niệu, dẫn đến tổn thương nếu gây tắc nghẽn hoặc thoát ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.
➜ Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà mô nội mạc tử cung, lẽ ra chỉ xuất hiện bên trong tử cung, lại phát triển ở các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả bàng quang hoặc niệu quản. Điều này có thể dẫn đến tiểu ra máu, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung ngoài gây ra tình trạng tiểu ra máy, cũng có thể gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục và các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khác.
Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý gây tiểu ra máu ở nữ
➜ Nhiễm trùng âm đạo
Có một số trường hợp rối loạn tiểu tiện có thể liên quan đến nhiễm trùng âm đạo như nhiễm trùng nấm men Candida. Khi nhiễm trùng âm đạo, kèm theo tiểu buốt tiểu ra máu, chị em sẽ thấy sự xuất hiện dịch tiết âm đạo nhiều và có mùi hôi.
➜ Bệnh lậu
Đối với phụ nữ có thói quen quan hệ không an toàn, nguy cơ mắc bệnh lậu là rất cao. Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm và phổ biến. Khi mắc bệnh lậu, phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng như tiểu ra máu hoặc mủ, tiểu buốt, tiểu rắt, khí hư ra nhiều và có mùi hôi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
Cẩn thận với những nguy hiểm nếu tiểu ra máu không được can thiệp y tế
Nếu không chữa trị kịp thời khi phát hiện tiểu ra máu ở nữ giới, có thể đối diện với những nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguy hiểm mà bệnh nhân có thể phải đối mặt nếu không chủ động chữa trị:
✘ Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn có thể từ niệu đạo lan rộng lên các cơ quan khác của hệ tiết niệu, gây ra nhiều các bệnh lý nghiêm trọng như viêm bàng quang, viêm thận, mắc các bệnh xã hội hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
✘ Tăng nguy cơ vô sinh: Nếu vi khuẩn hoặc tình trạng viêm nhiễm kéo dài, có thể gây tổn thương cho tử cung, buồng trứng, và ống dẫn trứng. Điều này có thể dẫn đến vấn đề vô sinh hoặc khó khăn trong việc mang thai.
✘ Gây tổn thương cơ quan sinh sản: Bệnh lý có thể lan rộ đến âm đạo và tổn thương cơ quan sinh sản nữ, gây ra nhiều rủi ro như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, hay thậm chí là ung thư cổ tử cung.
✘ Thiếu máu và suy thận: Nếu máu tiểu ra nhiều máu, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, nếu có nhiễm trùng lan rộ đến thận, có thể gây suy thận và làm tổn thương cơ quan quan trọng này.
✘ Nhiễm trùng thai nghén: Nếu bệnh xâm nhập vào cơ quan sinh sản trong quá trình mang thai, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai nghén, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Do đó, việc chữa trị đi tiểu ra máu ở nữ giới càng sớm càng quan trọng để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực và duy trì sức khỏe tổng thể.
Chẩn đoán và điều trị tình trạng tiểu ra máu theo đúng quy chuẩn
Chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây tiểu ra máu ở nữ giới là bước quan trọng nhất giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi thăm các thông tin về tiền sử sức khỏe, bệnh tật của chị em; tiền sử mắc bệnh của gia đình, thông tin chu kỳ kinh nguyệt,... Sau đó, tùy từng trường hợp sẽ được chỉ định tiếp các bước kiểm tra dưới đây:
➟ Khám vùng chậu: Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của cơ quan sinh sản nữ, bao gồm: âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kiểm tra bàng quang và trực tràng xem có phát hiện bất thường hay không.
➟ Xét nghiệm phân tích nước tiểu: Xét nghiệm phân tích nước tiểu giúp phát hiện protein, tế bào máu và các chất thải trong nước tiểu. Nó có thể xác định một loạt các tình trạng y tế ảnh hưởng đến đường tiết niệu, chẳng hạn như bệnh thận và nhiễm trùng tiểu.
➟ Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể giúp chẩn đoán sỏi, khối u lạc nội mạc tử cung và u nang trong đường tiết niệu và khung chậu. Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm: siêu âm, chụp MRI, chụp CT, soi bàng quang.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán mức độ bệnh nặng hay nhẹ để chỉ định phương pháp sao cho phù hợp. Thông thường, có 2 phương pháp hay được bác sĩ chỉ định trong điều trị đái ra máu là dùng thuốc và phẫu thuật:
✜ Phương án điều trị bằng thuốc: Với phương án này, bác sĩ có thể chỉ định chị em dùng thuốc cầm máu ở dạng uống hoặc truyền qua tĩnh mạch, thuốc kháng sinh nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Trường hợp bệnh nhân đái ra máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu thì còn được chỉ định truyền thêm máu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn kỹ cho bệnh nhân về việc dùng phối hợp với các loại thuốc khác để điều trị.
✜ Phương pháp Oxygen: Đối với một số bệnh như viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu gây tiểu ra máu, phương pháp Oxygen được áp dụng. Các ion O3 hoạt tính mạnh được giải phóng, có tác dụng diệt khuẩn nhanh, giảm sưng viêm, ức chế sự phát triển của mầm bệnh và hỗ trợ quá trình phục hồi.
✜ Phương pháp DHA: Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị tiểu ra máu do bệnh lậu gây ra. Phương pháp DHA sử dụng sóng siêu ngắn ở bên ngoài cơ thể, tạo ra nhiệt độ thấp nhằm điều trị vùng ổ bệnh, giảm viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng trao đổi chất của cơ thể.
Khi gặp tình trạng đi tiểu ra máu hồng nhạt, nữ giới nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Phòng Khám Phụ Khoa Quốc Tế Hùng Vương để được thăm khám và xác định nguyên nhân. ĐA KHOA Quốc Tế Hùng Vương là một trong số ít nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Phòng khám quy tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn xuất sắc và nhiều kinh nghiệm thực tế trong nghề. Họ đã tiến hành thăm khám và điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc các bệnh lý phụ khoa và bệnh đường tiết niệu.
Phòng Khám Phụ Khoa Quốc Tế Hùng Vương không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế cao cấp mà còn mang lại sự yên tâm và tin tưởng cho bệnh nhân nhờ vào đội ngũ bác sĩ tận tâm và giàu kinh nghiệm.
Đi tiểu ra máu ở nữ do bệnh lý nào, nguy hiểm ra sao và cần khám chữa ở đâu đều được cập nhật qua bài viết trên đây. Nếu còn bất cứ câu hỏi, thắc mắc liên quan đến việc khám chữa bệnh, chị em xin vui lòng gợi về số máy 0252.7303.888 hoặc click khung chat, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ ngay.